Mentoring-cung-ky-thuat-coach

Mentoring cùng kỹ thuật Coach – Nhật ký Mentor Coach Ngày #6

Mentoring cùng kỹ thuật Coach – Cố vấn có sử dụng kỹ thuật khai vấn để giúp Mentee đột phá vấn đề.

Nhật ký Mentor Coach nhảy cóc đến ngày 6. Vì một vài lý do chủ quan khách quan. Chủ yếu là chưa có thói quen viết Nhật ký mỗi ngày.

Hôm nay lúc 0:42 sáng, kể chuyện tối khuya qua.

Cảm ơn Mentees Đạt & Phú, Linh.

Mentoring-cung-ky-thuat-coach

Thú thật là khi nghe về cuộc thi, mình hơi hoang mang một chút. Cuộc thi về dữ liệu – một lãnh vực mình chẳng có tí xíu kiến thức nào.

Cuộc Thi “Tìm Kiếm Tài Năng Khoa Học Dữ Liệu 2022″ tổ chức bởi Trường Đại Học Ngoại Thương. Khi biết đên cuộc thi, mình đã nhờ các bạn giải thích với mình rất là nhiều kiến thức. Và mình khá phân vân chọn lựa giữa Mentoring (cố vấn) hay Coaching (khai vấn). 

Cố vấn thì có 2 vấn đề: mình không am hiểu Data & không nằm trong các công ty đang tiên phong dẫn đầu về hệ thống này – mình chưa từng tham gia thi lần nào.

Khai vấn thì cũng có vấn đề: Làm sao để giúp các em bóc tách vấn đề và phát triển ý tưởng? Làm thế nào để giúp các em tham khảo được những trải nghiệm, kiến thức mà chưa có sẵn để Coach?

Cảm ơn Đạt đã kết nối với nhóm, và đem đến cho chị một trải nghiệm rất tuyệt vời!

Cảm ơn các bạn trẻ đã tin tưởng chị.

Mentoring cùng kỹ thuật Coach

Pure Coach – mô hình Coach (Khai vấn) thuần túy sẽ tập trung vào tỷ lệ 80% lắng nghe và chỉ 20% nói bằng cách đặt câu hỏi.

Trong khi đó Mentor theo đuổi mô hình ngược lại với 80% Mentor chia sẻ về các trải nghiệm mang tính cá nhân được mô hình hóa & đóng gói chuyển giao cho Mentee.

Xuất phát điểm là Mentor cho các bạn, trong trường hợp này: đây là cuộc thi của các bạn. Cừu quyết định áp dụng “Mentoring cùng kỹ thuật Coach” – áp dụng hỏi và lắng nghe các bạn trẻ chia sẻ ý tưởng và phản chiếu lại các thông tin quan trọng bám sát với mục tiêu. 

Cuộc trao đổi diễn ra rất tập trung và sôi nổi, các bạn tự khám phá ra toàn bộ các giải pháp và thời gian, nguồn lực thực hiện mục tiêu của mình. Đến giai đoạn chốt hạ vấn đề. Kiểm tra lại mức độ tự tin với giải pháp của mình từ 1-10, nhóm đã dần dần bổ sung những mảnh ghép còn thiếu để có một phương án hoàn chỉnh với sự tự tin và sẵn sàng cho cuộc thi.

"Em thấy câu hỏi của chị công bằng, và không phán xét. Em cũng nên tự đặt câu hỏi cho chính mình."

Kỹ thuật Coaching cơ bản

Khi nói đến Coaching – khai vấn, ngay trong định nghĩa đã làm bật lên cơ bản nhất của kỹ thuật này. Đó là dùng câu hỏi để khai mở vấn đề.

Trước khi bắt đầu các buổi khai vấn, Coach & Coachee cần xác lập Mục Tiêu. Và Tất cả các câu hỏi sẽ được thiết kế xoay quanh mục tiêu này.

Kỹ thuật Coach không chỉ hướng tới các giải pháp do chính Coachee khai phá được dựa trên kim chỉ nam là các câu hỏi bám sát các mục tiêu.

Kỹ thuật Coach còn giúp Coachee tìm ra động lực, và cách thức thực hiện các giải pháp này với nguồn lực phù hợp và tìm ra nguồn lực ấy.

Nói đến Coach – còn có một tên gọi khác là Huấn Luyện, và Coach bắt đầu từ Huấn Luyện Thể Thao. Giá trị cốt lõi của Coach đó là hành động thực tế mang lại hiệu quả hiệu suất. Vì vậy, trước khi kết thúc buổi khai vấn, Coach và Coachee cần đạt được cam kết về kế hoạch hành động khả thi và với động lực hành động cao. 

Khi nào nên & không nên áp dụng "Mentoring cùng kỹ thuật Coach"

Hầu hết các buổi Mentoring của Cừu đều áp dụng một vài kỹ thuật Coach ít hoặc nhiều, tùy vào tình huống, tính cách và mong muốn của Mentee.

Trong một số trường hợp không thích hợp áp dụng “Mentoring cùng kỹ thuật Coach”:

  1. Mentee chưa sẵn sàng cho việc giải đáp các câu hỏi.
  2. Mentee đang mong muốn tìm kiếm một ví dụ, mô hình, kỹ thuật, kiến thức cụ thể.
  3. Sử dụng các câu hỏi định hướng hoặc sai kỹ thuật câu hỏi Coach.
  4. Trong trường hợp … mình không biết Coach.
  5. Trong trường hợp chưa có được kết nối & niềm tin giữa Mentor & Mentee.

Chị Cừu thấy rất vui nha!

Bạn trẻ nào có muốn hỏi gì chị Cừu thì liên lạc liền nha.
Nhat-ky-Mentor-Coach-Cuu-tot-nghiep-CCMP

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top